Rủi ro tiềm ẩn khi vận hành kho lạnh sai cách

Các rủi ro tiềm ẩn và cách khắc phục trong quá trình vận hành kho lạnh

Kho lạnh đem lại nhiều lợi ích cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Tuy nhiên quá trình vận hành kho lạnh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, hiệu suất hoạt động và thậm chí gây ra các vấn đề về an toàn lao động.

Kho lạnh hoạt động bảo quản ở nhiệt độ cực thấp, do đó người sử dụng thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại rủi ro khác nhau, có thể ảnh hưởng và làm suy giảm đến sức khỏe của họ về thể chất lẫn tinh thần. Nắm bắt được các rủi ro tiềm ẩn có thể giảm thiểu được nguy cơ khi sử dụng hoặc khi gặp sự cố.

Các rủi ro tiềm ẩn khi sử dụng kho lạnh

Rò rỉ nhiệt độ

– Nguyên nhân: Sự cố hệ thống làm lạnh, cửa ra vào quên đóng, rò rỉ khí lạnh, vỏ kho lạnh cách nhiệt bị thủng.

– Hậu quả: Nhiệt độ cao sẽ làm vi khuẩn phát triển và làm hư hỏng thực phẩm bảo quản, vắc xin. Gây thiệt hại về kinh tế và an toàn vệ sinh thực phẩm cho người sử dụng.

– Khắc phục:

  • Kiểm tra định kỳ máy nén lạnh, gioăng cửa, thiết bị cảm biến nhiệt độ, các điểm tiếp xúc tấm cách nhiệt.
  • Bảo trì định kỳ theo đúng lịch trình để phát hiện và sửa chữa kịp thời các hư hỏng.
  • Cài đặt hệ thống cảnh báo để thông báo ngay khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng cho phép.

Độ ẩm cao

– Nguyên nhân: Rò rỉ nước từ hệ thống thoát nước, hoặc quá trình kho lạnh đóng băng và tan băng, nhập kho thực phẩm chứa nhiều nước chưa để ráo.

– Hậu quả: Gây ẩm mốc hàng hóa, nước gây đóng băng trên thiết bị lạnh khiến hiệu suất làm lạnh giảm.

– Cách khắc phục:

  • Kiểm tra hệ thống thoát nước đảm bảo thông thoáng và không bị tắc nghẽn.
  • Sử dụng chất hút ẩm, đặt các chất hút ẩm trong kho để giảm độ ẩm.
  • Để thực phẩm ráo nước trước khi nhập kho bảo quản.

Sự cố về điện

– Nguyên nhân: Mất điện, chập điện, quá tải.

– Hậu quả: Ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống làm lạnh, gây hư hỏng thiết bị và mất mát hàng hóa.

– Cách khắc phục:

  • Sử dụng ổn áp Lioa để bảo vệ thiết bị khỏi sụt áp hoặc quá áp.
  • Lắp đặt hệ thống cảnh báo để phát hiện sớm các sự cố về điện.
  • Sử dụng thiết bị dự phòng như máy phát điện, hệ thống tích điện năng lượng mặt trời.

Sự cố cháy nổ

– Nguyên nhân: Chập điện, rò rỉ khí gas, hoặc các vật liệu dễ cháy.

– Hậu quả: Gây thiệt hại về người và tài sản, làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh.

– Cách khắc phục:

  • Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy
  • Sử dụng vật liệu chống cháy cho các thiết bị và cấu trúc trong kho, nhất là dung môi gas.
  • Lắp đặt mạch bảo vệ nguồn.

Hư hỏng thiết bị

– Nguyên nhân: Sự cố kỹ thuật, hao mòn tự nhiên, hoặc do sử dụng sai cách.

– Hậu quả: Ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của kho lạnh, làm tăng chi phí bảo trì.

– Cách khắc phục:

  • Bảo trì định kỳ theo đúng lịch trình của nhà sản xuất. Thay thế các thiết bị có dấu hiệu hỏng ngay khi phát hiện.
  • Sử dụng thiết bị chất lượng cao từ các nhà cung cấp uy tín.
  • Đào tạo nhân viên vận hành và bảo dưỡng thiết bị.

Vấn đề về con người

– Nguyên nhân: Sai sót trong quá trình vận hành, thiếu kinh nghiệm, hoặc không tuân thủ quy trình an toàn lao động. Người vận hành thường xuyên phải tiếp xúc với không khí lạnh, không khí trong kho thiếu oxy, khu vực làm việc cách ly, có nguy cơ trượt, vấp ngã hoặc bị hàng hóa đè, tiếng ồn kho lạnh lớn.

– Hậu quả: Gây ra các sự cố kỹ thuật cho kho lạnh và ảnh hưởng đến sức khỏe người vận hàng, mất an toàn lao động.

– Khắc phục:

  • Xây dựng quy trình làm việc hiệu quả và an toàn. Đào tạo nhân viên với quy trình khép kín.
  • Mặc đầy đủ trang phục bảo hộ khi ra vào kho.
  • Giảm thời gian công nhân ở trong kho lạnh – giới hạn trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể, có thể trong khoảng thời gian hơn 10 phút, đảm bảo quần áo phù hợp với nhiệt độ và thời gian hoạt động.
  • Giảm thiểu sự tiếp xúc của da với cái lạnh (ví dụ: áo giữ nhiệt/lông cừu, găng tay, mũ, v.v.)
  • Lắp đặt tấm lót sàn chống trượt.
  • Đảm bảo cơ chế mở cửa bên trong của phòng lạnh.
  • Đảm bảo các kho lạnh không cửa ngăn có các nút báo động khẩn cấp được trang bị và kiểm tra thường xuyên để bất kỳ ai bị mắc kẹt bên trong có thể gửi yêu cầu trợ giúp.
  • Đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho các nhiệm vụ trong không gian làm việc.
  • Sử dụng hệ thống đội nhóm làm việc để hỗ trợ ngay lập tức trong trường hợp khẩn cấp và tránh những người làm việc cô lập.
  • Cung cấp thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) thích hợp, phù hợp với điều kiện làm việc (ví dụ: giày dép và quần áo) và đảm bảo người lao động mặc chúng.

Các biện pháp đảm bảo an toàn khi vận hành kho lạnh

Việc đầu tư vào một hệ thống kho lạnh hiện đại và chất lượng cao là rất quan trọng, nhưng việc vận hành và bảo trì đúng cách mới là yếu tố quyết định đến hiệu quả và độ bền của hệ thống.

  • Lập kế hoạch bảo trì định kỳ: Bao gồm kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các bộ phận hư hỏng.
  • Xây dựng hệ thống giám sát và cảnh báo: Để phát hiện sớm các sự cố.
  • Đào tạo nhân viên: Về các kiến thức và kỹ năng cần thiết.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn: Như mặc quần áo bảo hộ, sử dụng các thiết bị an toàn.
  • Thường xuyên đánh giá và cải tiến: Quy trình vận hành và hệ thống quản lý.

Tham khảo thêm bài viết “Phải làm gì khi kho lạnh xảy ra sự cố” để luôn chủ động trong công tác phòng bị.

Việc vận hành kho lạnh an toàn và hiệu quả yêu cầu quản lý đồng bộ nhiều yếu tố. Với những biện pháp khắc phục thích hợp và thường xuyên theo dõi, bạn có thể giảm thiểu rủi ro và tăng cường hiệu suất hoạt động của kho lạnh.

    Bạn cần giúp đỡ?

    Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn.

    trợ giúp

    Hotline 0971309863


    Sản phẩm nổi bật

    (1)
    (1)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *