xu ly nhanh kho lanh gap su co

Phải làm gì nếu kho lạnh xảy ra sự cố?

Cũng giống như những sản phẩm khác, kho lạnh trong quá trình sử dụng cũng không tránh khỏi những sự cố kho lạnh với những lỗi hy hữu, nếu không được xử lý kịp có thể gây ra thiệt hại về kinh tế là rất lớn. Thông thường các lỗi của hệ thống lạnh khá phức tạp khiến bạn không thể tự xử lý, nhưng trong bài viết này, T-Cold sẽ giới thiệu cho bạn những cách để bạn chữa cháy tạm thời trong thời gian chờ kỹ thuật đến xử lý.

Theo đó, tuổi thọ trung bình của một kho lạnh có thể lên tới 10 – 15 năm, tuổi thọ kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

– Nguyên vật liệu sản xuất kho lạnh.

– Vệ sinh, bảo dưỡng kho lạnh thường xuyên.

– Sử dụng kho lạnh theo đúng HDSD.

– Duy trì nguồn điện ổn định, hạn chế việc mất nguồn điện.

Xử lý khi kho lạnh gặp sự cố
Xử lý khi kho lạnh gặp sự cố

Ngoài ra, các vấn đề bất ngờ phát sinh từ ngoại lực, thời tiết, con người… cũng sẽ làm gia tăng độ hao mòn của kho lạnh, dễ dẫn đến hỏng thiết bị.

Phải làm gì khi kho lạnh bị hỏng?

Không mở cửa cho đến khi hệ thống lạnh được phục hồi

Với các dòng kho bảo quản hiện nay, khi hệ thống gặp sự cố không thể hoạt động, phần kho cách nhiệt có thể giữ nhiệt độ quản an toàn trong thời gian từ 3 – 6 tiếng (tùy vào phần vật liệu cách nhiệt ), trong thời gian này để không bị thất thoát nhiệt, bạn cần giữ cho kho luôn kín, không mở cửa.

Kiểm tra nguồn điện

Trong hệ thống điện sẽ có khả năng xảy ra các vấn đề như : Công tắc điện bị hư hỏng, đầu dây nối bị tuột hay trường hợp bị chuột cắn dây,… Vì thế bạn nên kiểm tra hệ thống điện trước nhưng lưu ý trang bị thêm cho mình những dụng cụ bảo hộ an toàn như bút thử điện, đồng hồ để kiểm tra.

Liên hệ cho đơn vị kỹ thuật để thông báo lỗi

Hãy gọi cho đơn vị cung cấp thiết bị cho bạn ngay và thông báo cho họ biết về tình trạng kho của bạn, để bên cung cấp có thể đưa ra cho bạn những hướng dẫn phù hợp nhất và nên ưu tiên những đơn vị gần nhất để có thể xử lý nhanh nhất, giảm thiểu tình trạng hàng hóa bị giảm chất lượng gây thiệt hại kinh tế.

Giữ cho mình tâm lý bình tĩnh

Bạn không nên quá sốt rột mà gây ra các vấn đề, Nóng nảy, xung đột với đơn vị bảo hành. Vì lại trường hợp phát sinh, nên các đơn vị thường mất một ít thời gian để sắp xếp các công việc và di chuyển, bạn nên cho họ thời gian không nên nóng nảy gây ra xung đột, như thế sẽ ảnh hưởng đến việc hợp tác và bảo trì ở các lần kế tiếp.

Các bước bảo dưỡng kho lạnh

Bảo dưỡng kho lạnh
Bảo dưỡng kho lạnh

Bảo dưỡng máy nén

  • Kiểm tra van hút, van xả máy nén
  • Kiểm tra các chi tiết trên máy nén, tra dầu mỡ tránh bị hoen gỉ vì oxi hóa.
  • Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút của máy nén.

Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ

  • Vệ sinh bể nước, xả cặn.
  • Xả dầu tích tụ bên trong.
  • Xả khí không ngưng ở thiết bị ngưng tụ.
  • Bảo dưỡng cân chỉnh bơm.
  • Bảo dưỡng vòi phun, tấm chắn.

Bảo dưỡng dàn lạnh

  • Xả băng dàn lạnh.
  • Vệ sinh quạt dàn lạnh.
  • Vệ sinh dàn ống trao đổi nhiệt.
  • Vệ sinh máng nước dàn lạnh.
  • Bảo dưỡng các thiết bị đo lường.

Bảo dưỡng van tiết lưu

  • Kiểm tra van và độ quá nhiệt của chất dung môi.
  • Kiểm tra sự tiếp xúc và tình trạng cách nhiệt bầu cảm biến, ống mao.

Bảo dưỡng dàn nóng

  • Kiểm tra độ ồn, độ rung dàn nóng.
  • Kiểm tra trục và bổ sung dầu mỡ.
  • Vệ sinh lau chùi quạt
  • Bảo dưỡng bơm
  • Bảo dưỡng quạt

Kiểm tra tường, sàn, trần, cửa ra vào

Việc kiểm tra các chi tiết tường, sàn, trần nhằm đảm bảo không có vết hở, không bị lọt khí, lọt ẩm vào kho. 

Cửa ra vào sử dụng nhiều nên dễ bị hỏng nhất. Nên kiểm tra cửa thường xuyên.

Liên hệ

Nhà máy: Km 11 đường Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Email: [email protected]
Hotline: 0971.309.863

    Bạn cần giúp đỡ?

    Các chuyên gia của chúng tôi sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn.

    trợ giúp

    Hotline 0971309863


    Sản phẩm nổi bật

    (1)
    (1)