Mỗi loại hải sản đều có thời gian bảo quản nhất định, do đó cần có thời gian bảo quản phù hợp đối với từng loại để tránh hải sản không ngon mà mất đi dinh dưỡng vốn có. Cùng TCold tìm hiểu phương pháp bảo quản hải sản tươi sống được lâu nhé.
Mục đích bảo quản hải sản tươi sống
Bảo quản hải sản tươi sống nhằm giữ cho hải sản ở trạng thái tươi, giữ hương vị và dinh dưỡng cho đến khi sử dụng. Hải sản được bảo quản tươi sống cần được áp dụng đúng quy trình và đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng.
Bảo quản hải sản đem lại nhiều giá trị lợi ích về cuộc sống lẫn kinh tế. Hiện nay có rất nhiều phương pháp bảo quản hải sản nhưng để đáp ứng được đúng nhu cầu và phù hợp về kinh tế, hãy cùng TCold tìm hiểu các vấn đề đó bên dưới đây.
Phương pháp bảo quản hải sản
Có nhiều cách để bảo quản hải sản tươi sống. Mỗi phương pháp sử dụng cách khác nhau nhưng cùng mục đích giữ bảo quản được lâu nhất. Cùng xem để tìm hiểu ưu nhược điểm của mỗi phương pháp nhé.
Bảo quản hải sản bằng kho lạnh
Ưu điểm
- Bảo quản được số lượng lớn hải sản.
- Bảo quản hải sản được lâu, thời gian tối đa.
- Giữ được hương vị và dinh dưỡng của hải sản.
Nhược điểm
- Chi phí ban đầu cao
- Thường chỉ áp dụng cho hộ kinh doanh, doanh nghiệp.
Quy trình phương pháp sử dụng kho lạnh bảo quản hải sản
Đánh giá chất lượng hải sản
Lựa chọn hải sản không bị hỏng, có màu sắc tự nhiên và không có mùi.
Phân loại hải sản
Mỗi loại hải sản đều có mức thời gian bảo quản và nhiệt độ khác nhau, nên phân loại riêng để bảo quản sẽ hiệu quả và thuận tiện trong quá trình xuất nhập kho.
Xử lý trước khi nhập kho
Trong 1 vài trường hợp cần thiết, hải sản cần được sơ chế qua trước khi tiến hành đông lạnh.
Sử dụng bao bì chuyên dụng cho đông lạnh, có thể là túi nhựa, túi map, hộp hoặc bao bì chân không. Đảm bảo không có không khí trong bao bì để tránh hiện tượng hải sản bị cháy đông.
Đông lạnh hải sản
Phương pháp đông lạnh là một kỹ thuật hiệu quả giúp duy trì chất lượng, hương vị và giá trị dinh dưỡng của hải sản.
Đưa hải sản vào kho đông lạnh ngay sau khi đóng gói. Nhiệt độ lý tưởng để đông lạnh hải sản là -18°C hoặc thấp hơn. Đảm bảo duy trì nhiệt độ ổn định trong suốt quá trình đông lạnh để bảo toàn chất lượng và thời gian bảo quản.
Bảo quản hải sản bằng tủ lạnh
Ưu điểm
- Tiện lợi, mỗi gia đình đều có sẵn tủ lạnh nên không tốn kém thêm chi phí đầu tư.
- Bảo quản tốt mọi loại hải sản cả ở tình trạng lạnh hoặc cấp đông.
Nhược điểm
- Bảo quản được số lượng ít, chỉ phù hợp với gia đình.
- Để lại mùi trong tủ lạnh, khó tẩy rửa.
Bảo quản hải sản bằng ngâm nước muối
Đối với 1 số loại hải sản như tôm, có thể ngâm trong nước muối pha để giữ hải sản tươi lâu hơn. Nhưng nếu ngâm quá lâu hải sản sẽ bị ngấm mặn, khó chế biến.
Với phương pháp này chỉ áp dụng trong thời gian bảo quản ngắn, không giữ được lâu dài.
Ngoài nước muối còn có giấm cũng có chức năng tương tự. Tuy nhiên phương pháp này sẽ không giữ được nguyên hương vị cho hải sản.
Bảo quản bằng cách phơi khô
Hiện nay có rất nhiều hải sản được bán theo dạng phơi khô như mực, cá chỉ vàng, các loại cá khác.. Phương pháp này thủ công và truyền thống nhưng rất hiệu quả, giữ hải sản lâu dài, giữ được hương vị, tuy nhiên dưỡng chất không bằng các phương pháp khác vì nước trong hải sản đã bị bốc hơi hết.
Bảo quản hải sản bằng túi hút chân không hoặc túi map
Nguyên lý bảo quản của phương pháp này là loại bỏ không khí giữ cho hải sản không bị oxy hóa. Tuy nhiên phương pháp này thường áp dụng khi vận chuyển hải sản, không lưu giữ được thời gian lâu dài.
Thời gian bảo quản hải sản tươi sống
Mỗi loại hải sản đều có thời gian bảo quản hải sản riêng nên việc nắm bắt được thời gian để đạt được mục đích hiệu quả nhất là cần thiêt. Dưới đây là mức thời gian bảo quản của 1 số loại hải sản:
Loại hải sản | Thời gian bảo quản cấp đông |
Cá sống nguyên con | 2 – 3 tháng |
Tôm | 3 – 6 tháng |
Tôm hùm | 12 tháng |
Nghêu, sò, ốc | 2 – 3 tháng |
Mực | 3 – 6 tháng |
Cua | 10 tháng |
Hàu | 2 – 3 tháng |
Những lưu ý khi bảo quản hải sản tươi
Để bảo quản hải sản tươi ngon và giữ được dinh dưỡng, ta cần lưu ý những điểm sau:
- Xếp riêng hải sản với thực phẩm khác: Không xếp hải sản với các thực phẩm khác để tránh lây mùi và vi khuẩn.
- Loại bỏ hải sản hỏng: Nếu thấy hải sản có dấu hiệu như mùi hôi, kết cấu thịt không chắc, màu tối thì nên bỏ. Nếu xếp cạnh các loại hải sản khác trong kho lạnh bảo quản hải sản khiến vi khuẩn lan sang và làm hỏng hải sản.
- Đóng hộp kín: Khi bảo quản trong kho lạnh bảo quản hải sản, cần bọc kín bằng túi map hoặc đóng hộp, tránh tiếp xúc với không khí, giảm thiểu sự mất nước và giữ nguyên hương vị.
- Nếu vận chuyển hải sản mà không có kho lạnh, đặt hải sản lên một lớp đá trong thùng, sau đó dải thêm 1 lớp đá lên trên.
- Cấp đông đúng cách: Khi cấp đông, hãy làm sạch và chế biến hải sản (nếu có thể). Đậy kín hải sản trong túi đông lạnh và loại bỏ không khí bên trong. Ghi date trên túi để dễ quản lý.
Người sử dụng nên tuân thủ các nguyên tắc và quy trình trong bảo quản hải sản và dùng hải sản trong khoảng thời gian được khuyến nghị để đảm bảo chất lượng và hương vị.
TCold là đơn vị chuyên thiết kế và lắp đặt kho đông lạnh hải sản, quý khác có nhu cầu xin vui lòng liên hệ:
Liên hệ
Nhà máy: Km 11 đường Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Email: [email protected]
Hotline: 0971.309.863