Việc tính toán công suất lưu trữ kho lạnh giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc và tối ưu hiệu năng sử dụng. Thừa công suất kho lạnh sẽ lãng phí, thiếu thì ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa cần bảo quản, nếu cố nhồi nhét sẽ dẫn đến không khí lạnh không lưu thông trong kho, dẫn đến hỏng hàng hóa, thực phẩm, doanh nghiệp tổn thất.
Tại sao cần tính công suất lưu trữ kho lạnh
Tính toán công suất lưu trữ kho lạnh là bắt buộc trước khi bạn thiết kế kho lạnh. Công suất lưu trữ kho lạnh ảnh hưởng đến công suất của máy nén, diện tích lắp đặt, từ đó ảnh hưởng đến điện năng tiêu thụ hàng tháng của doanh nghiệp.
Tính toán công suất lưu trữ kho lạnh cũng để phù hợp với diện tích mặt bằng dự định lắp đặt. Tối ưu diện tích bảo quản được nhiều hàng hóa nhất trên điều kiện vẫn đảm bảo chất lượng bảo quản.
Thông thường việc tính toán công suất lưu trữ kho lạnh sẽ do Chuyên Gia Kho Lạnh tính toán, cân đối giữa khối lượng hàng hóa, diện tích mặt bằng, công suất máy nén lạnh.
Cách tính công suất lưu trữ của kho lạnh
Tải trọng kho lạnh được tính toán bằng công thức sau (tính theo tiêu chuẩn thiết kế kho lạnh và tiêu chuẩn quốc gia có liên quan về sức chứa kho lạnh):
Tấn kho lạnh = Thể tích bên trong của kho lạnh × Hệ số sử dụng thể tích × Trọng lượng đơn vị bảo quản
Để tính toán tải trọng kho lạnh theo công thức cần tính toán được 3 yếu tố như sau:
Thể tích bên trong kho lạnh
Thể tích bên trong kho lạnh bao gồm tất cả thể tích có sẵn. Được tính theo đơn vị mét khối. Thể tích bên trong kho lạnh bao gồm thể tích sử dụng và phần thể tích không được sử dụng (xem thêm hệ số sử dụng thể tích).
Trọng lượng đơn vị bảo quản
Bước thứ hai trong tính công suất kho lạnh là tìm ra trọng lượng của các mặt hàng có thể được lưu trữ trên một mét khối không gian theo danh mục các mặt hàng tồn kho và nhân kết quả này để biết được có thể lưu trữ bao nhiêu tấn sản phẩm trong kho lạnh.
- 500~1000 khối =0,40;
- 1001~2000 khối =0,50;
- 2001~10000 mét khối = 0,55;
- 1.0001~15.000 mét khối = 0,60.
Lưu ý: Theo kinh nghiệm của chúng tôi, thể tích sử dụng thực tế lớn hơn hệ số sử dụng thể tích do tiêu chuẩn quốc gia quy định. Ví dụ, hệ số sử dụng kho lạnh của tiêu chuẩn quốc gia 1000 mét khối thể tích bên trong là 0,4. Nếu bố trí khoa học và hiệu quả, hệ số sử dụng thực tế thường có thể đạt 0,5 -0,6.
Khối lượng thực phẩm trong kho lạnh
Đây là khối lượng thực phẩm riêng được tính trên mét khối (m3) của mỗi loại thực phẩm thường được bảo quản trong kho lạnh. Ngoài ra còn rất nhiều mặt hàng bảo quản khác. Nếu bạn cần các thông số khác vui lòng liên hệ Chuyên Gia Kho Lạnh để được cung cấp thêm các thông tin cần thiết.
– Thịt đông lạnh: 0,40 tấn/m3;
– Cá đông lạnh: 0,47 tấn/m3;
– Rau quả tươi: 0,23 tấn/m3;
– Đá viên sản xuất bằng máy: 0,75 tấn/m3;
– Khoang cừu đông lạnh: 0,25 tấn/m3;
– Thịt không xương cắt miếng: 0,60 tấn/m3
– Gia cầm đông lạnh đóng hộp: 0,55 tấn/m3.
Hệ số sử dụng thể tích
Bước thứ 4 để tính công suất kho lạnh là tính toán hệ số sử dụng thể tích. Trong kho lạnh bạn không thể sử dụng 100% diện tích để bảo quản vì có rất nhiều chi tiết cần được lắp đặt và sử dụng vào mục đích phụ trợ khác.
– Kho lạnh lớn cần lối đi riêng trong kho để xuất nhập hàng hóa.
– Khoảng cách lắp đặt giữa các giá, kệ.
– Phần diện tích cho lắp đặt dàn lạnh
– Khoảng trống bên trên trần kho lạnh (do quá cao không phù hợp bốc xếp hàng hóa).
Việc tính toán công suất lưu trữ kho lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên được các Chuyên Gia Kho Lạnh tính toán để tối ưu và hiệu quả nhất cho mỗi kho lạnh. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về công suất kho lạnh có thể liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.
Liên hệ
Nhà máy: Km 11 đường Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội, Việt Nam
Email: [email protected]
Hotline: 0971.309.863